Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách các dự án đủ điều kiện được phép kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai theo Luật Kinh doanh Bất động sản.
Theo danh sách được Sở Xây dựng Hà Nội, đến ngày 13/4, trên địa bàn thành phố chỉ có “7 dự án đủ điều kiện được phép kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai” theo Luật Kinh doanh Bất động sản.
Khan hiếm dự án căn hộ chung cư trung tâm nội đô Hà Nội 2023
Trong số 7 dự án, có 1 dự án là nhà ở xã hội, còn lại là các dự án thương mại. 7 dự án này nằm rải rác ở các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Long Biên và huyện Thường Tín.
Cụ thể:
– Quận Thanh Xuân có 2 dự án gồm: Tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora ở Triều Khúc do Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình làm chủ đầu tư và Dự án Khu nhà ở hỗn hợp 107 Nguyễn Tuân: VihaComplex – Viha Leciva 107 Nguyễn Tuân do Liên danh Công ty CP In và Thương mại Thống Nhất và Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ làm chủ đầu tư.
Dự án căn hộ chung cư cao cấp Viha Complex 107 Nguyễn Tuân
– Quận Nam Từ Liêm có 2 dự án gồm: Dự án nhà ở xã hội tại ô đất HH-02A thuộc quỹ đất 20% của dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu do Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 và Công ty CP Đầu tư Xây dựng NHS làm chủ đầu tư. Dự án tòa chung cư U38.1 thuộc lô đất F3-CH02 của dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ-Đại Mỗ-Vinhomes Park do Công ty CP Kinh doanh Bất động sản S-Vin Việt Nam làm chủ đầu tư.
– Quận Đống Đa có dự án tổ hợp nhà ở và văn phòng (Miracle Tower) do Công ty CP In 15 làm chủ đầu tư.
– Quận Long Biên có dự án nhà ở cao tầng để bán tại ô đất CT7 phường Phúc Đồng, quận Long Biên ở phường Phúc Đồng do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Long Biên làm chủ đầu tư.
– Huyện Thường Tín có dự án nhà ở thấp tầng để bán đối với các ô đất OM.20,OM.24, OM.25, OM.26, OM.27, OM.28 thuộc dự án đấu giá quyền sử dụng đất cả lô tại khu đất ký hiệu L.27 (đô thị số 1) do Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản Kim Cương làm chủ đầu tư.
Thanh Xuân – trung tâm năng động tập trung giới thượng lưu nhiều nhất của Hà Nội
>>> Tham khảo: Giải mã sức hút của dự án chung cư Viha Complex 107 Nguyễn Tuân
Thời gian qua, do nguồn cung thiếu hụt đã khiến giá chung cư đã qua sử dụng, thậm chí chưa có sổ đỏ cũng tăng mạnh. Theo đó, nhiều chủ nhà khi bán lại căn hộ chung cư chưa có sổ đỏ cũng phải bất ngờ.
Tăng giá mạnh của chung cư HH Linh Đàm dù chưa có sổ đỏ
Trong những năm qua, nguồn cung nhà ở liên tục đi xuống, song nhu sức cầu về nhà ở trên thị trường vẫn rất lớn. Thực trạng này đã khiến giá các căn hộ đã qua sử dụng cũng tăng cao, cá biệt giá chung cư chưa có sổ đỏ cũng tăng theo khiến chủ nhà cũng bất ngờ.
Mới đây, anh Nguyễn Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh vẫn chưa hết ngỡ ngày khi bán căn hộ cũ tại trên địa bàn Thanh Xuân, được mua vào năm 2020 với diện tích hơn 70m2 với giá 2,4 tỷ đồng, tương đương hơn 34 triệu đồng/m2.
“Công việc thời gian qua cũng thuận lợi nên cuối năm 2022, gia đình tôi đã mua một căn nhà ở mặt ngõ rộng cũng trên địa bàn quận này. Do không có nhu cầu sử dụng tới nên tôi đã rao bán căn nhà”, anh Hà nói.
Đã chuyển về nơi ở mới được 1 tháng, anh Trần Quang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết ngỡ ngàng với số tiền lãi khi bán lại căn hộ cũ. Anh Quang chia sẻ, năm 2016, vì kinh tế gia đình hạn hẹp nên đã chọn mua căn hộ 65m2 có 2 phòng ngủ tại chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) với mức giá 1 tỷ đồng, tương đương hơn 15 triệu đồng/m2.
“Sau nhiều năm tích cóp, kinh tế gia đình cũng khá hơn nên năm ngoái đã quyết định mua một căn chung cư khác tại quận Nam Từ Liêm. Đến đầu năm nay chúng tôi quyết định rao bán căn hộ cũ vì không sử dụng tới”, anh Quang nói.
Tuy nhiên, điều bất ngờ xảy ra khi chỉ rao bán trong vòng 2 tuần, căn hộ của anh Quang đã sang nhượng được ngay với mức giá 1,5 tỷ đồng, tức chênh 500 triệu đồng so với thời điểm mua.
“Thực ra, năm 2020 gia đình tôi đã có ý định đổi nhà nhưng vì Covid-19 sợ ảnh hưởng kinh tế nên kế hoạch tạm hoãn. Thời điểm đó, tôi cũng tham khảo một số kênh phân phối bất động sản thì nếu sang nhượng căn hộ cũng vẫn ở mức giá 1 tỷ đồng”, người này cho biết.
Cũng theo anh Quang, khu chung cư HH Linh Đàm đã bàn giao cho cư dân về ở từ năm 2016, nhưng do công trình có nhiều vi phạm không được chủ đầu tư khắc phục, dẫn tới tình trạng treo sổ đỏ các căn hộ suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, về giao dịch mua bán căn hộ tại đây vẫn diễn ra bình thường.
“Lúc đầu tôi có lo ngại việc căn hộ của mình không có sổ đỏ chắc sẽ khó bán, nhưng rất nhanh chóng đã có người liên hệ mua ngay. Điều mừng hơn là căn hộ của tôi vẫn có lãi hơn 500 triệu đồng dù đã ở và sử dụng 5 năm”, anh Quang chia sẻ.
Thực tế, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều căn hộ tương tự như của anh Quang tại chung cư HH Linh Đàm thời điểm tháng 7/2022 còn được rao bán với mức từ 1,6 – 1,7 tỷ đồng. Song, hiện nay thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng nên giá căn hộ tại đây đã giảm giá khoảng 100 – 300 triệu đồng/căn hộ, tùy diện tích.
Các dự án chung cư ngày càng khan hiếm nguồn cung
Thực trạng nhiều dự án nhà ở đang gặp vướng mắc về pháp lý đã khiến nguồn cung căn hộ sụt giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu thực vẫn rất lớn khiến giá tăng cao. Thống kê của CBRE cho thấy, trong năm 2022, có khoảng 15.100 căn hộ được chào bán tại Hà Nội, theo đó tổng nguồn cung mở bán mới giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là năm thứ ba liên tiếp thị trường ghi nhận sụt giảm nguồn cung mới do tác động của nhiều yếu tố bao gồm dịch COVID-19, thắt chặt tín dụng và vấn đề cấp phép.
Song, năm 2023, lương chung cư mới tại Hà Nội vẫn được dự báo có thể khan hiếm hơn. Báo cáo của CBRE cho biết, phân khúc căn hộ mức độ mở bán mới có thể giảm nhẹ hoặc tương đương năm 2022, dự kiến khoảng 14.000 – 16.000 căn.
Các dự án chung cư tại Hà Nội ngày càng khan hiếm nguồn cung
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) – Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung căn hộ ngày càng đi xuống, đặc biệt là phân khúc bình dân, vừa túi tiền. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như vật liệu xây dựng, chi phí vốn, nhân công,… ngày càng tăng cao kéo theo giá nhà mới cũng tăng.
“Không chỉ các chung cư mới, các chung cư đã qua sử dụng thời gian qua cũng tăng giá mạnh. Song, thực tế việc mua chung cư chưa có sổ đỏ/sổ hồng có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người mua. Do đó, trước khi xuống tiền người mua nhà cần cân nhắc kỹ tới yếu tố pháp lý”, ông Đính nói.
Về giải pháp, ông Đính cho rằng, để tăng cung cho phân khúc nhà ở giá thấp cần phải có sự “hợp lực” từ hai phía. Cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh gọn về thủ tục hành chính. Việc tinh gọn quy trình sẽ giúp tiến độ nhanh và thuận lợi hơn để các dự án sớm được triển.
>>> Tham khảo: Giá bán căn hộ chung cư Viha Complex 107 Nguyễn Tuân
Minh Tâm
Nhịp sống thị trường